Sáng 13/11, tại trường ĐH Luật Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế "Hiến pháp Việt Nam thông qua lăng kính của chủ nghĩa Hiến pháp" do Trung tâm CALE, Khoa Luật, ĐH Nagoa (Nhật Bản) và trường ĐH Luật Hà Nội đồng tổ chức.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. Kaoru OBATA - ĐH Nagoya (Nhật Bản) cho biết: Hội thảo là nền tảng cho một chương trình trao đổi, nghiên cứu liên quan đến hiến pháp Châu Á. Hiến pháp của Chủ nghĩa xã hội Việt Nam với rất nhiều khía cạnh nhân quyền được đề cập, đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng nhận được nhiều phản hồi từ đông đảo các bên liên quan trong quá trình soạn thảo, Hiến pháp 2013 còn là tài liệu đóng góp cho quá trình phát triển của Việt Nam và là lăng kính cho Hiến pháp toàn Châu Á.
Hội thảo đã mời nhiều đại biểu, là những học giả, nhà nghiên cứu Châu Á và quốc tế cùng nhiều sinh viên, học viên thạc sĩ, tiến sĩ... để cùng chia sẻ góc nhìn về Hiến pháp sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam cũng như Châu Á.
Phát biểu tại hội thảo, GS. Kaoru OBATA cho biết: "Chúng tôi đã kỳ vọng rất nhiều từ sự đóng góp của sinh viên quốc tế. Chúng tôi đã thu thập được nhiều kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến Hiến pháp Nhật Bản nói riêng và Hiến pháp quốc tế nói chung. Trong đó có những sự tương đồng và khác biệt của khuôn khổ luật pháp giữa các quốc gia. Hi vọng cuộc hội thảo này sẽ thúc đẩy quá trình chia sẻ kinh nghiệm và là bệ phóng cư xử giữa các quốc gia trên toàn thế giới."
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận về 2 vấn đề chính đó là: "Chủ nghĩa xã hội và Thách thức trong xây dựng Hiến pháp ở Việt Nam" và "Con người, Tình trạng khẩn cấp và Quyền trong Hiến pháp Việt Nam 2013".
PGS.TS Tô Văn Hoà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội
Tại Hội thảo, PGS.TS Tô Văn Hoà (ĐH Luật Hà Nội) đã tham luận về những tiến bộ và thách thức của Hiến pháp Việt Nam 2013 như đảm bảo quyền con người, đảm bảo quyền tối cao của Hiến pháp nước nhà...; ThS. Đậu Công Hiệp (thay mặt TS Đoàn Trung Kiên, ĐH Luật Hà Nội) đã tham luận về vấn đề Nguyên tắc công nhận, tôn trọng bảo về và bảo đảm các quyền con người và việc thực thi các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp 2013 như các vấn đề hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT, vấn đề tôn giáo,...
GS.TS Nguyễn Đăng Dung tại Hội thảo
Ngoài ra tại Hội thảo, các đại biểu còn tham luận về một số vấn đề khác như: Hiến pháp, Chủ nghĩa Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và thẩm quyền trông tình trạng khẩn cấp; Chủ quyền nhân dân trong hiến pháp Việt Nam năm 2013; Chế độ kinh tế,văn hoá và xã hội trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013...
Một số hình ảnh tại Hội thảo: