Chiều 28/12, Trường Đại học Luật Hà Nội có buổi tiếp đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet”.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Đoàn giám sát do đồng chí Đặng Xuân Phương – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn, đồng chí Phạm Văn Tiến Uỷ viên Chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội là Phó trưởng đoàn và đồng chí Đồng Ngọc Ba, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Pháp luật. Về phía trường Đại học Luật Hà Nội có sự tham gia của các Phó Hiệu trưởng: TS. Lê Đình Nghị, PGS.TS Tô Văn Hòa và đại diện lãnh đạo các phòng, ban chức năng của Trường.
Phát biểu dẫn đề buổi làm việc, TS Đặng Xuân Phương nêu rõ, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số, dẫn đến yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ. Do tầm quan trọng của chuyển đổi số, ngày càng có nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, chính phủ số, xã hội số được đưa vào các Nghị quyết của Đảng và của Quốc hội. Bên cạnh đó, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội khoá XV rất quan tâm đến các vấn đề, các xu thế mới về kinh tế - xã hội đang nổi lên trên môi trường không gian mạng. Tuy nhiên, có một thực tế là, khuôn khổ chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng Internet dường như vẫn còn rất hạn hẹp. Việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet, bên cạnh những mặt tích cực lại đang bộc lộ nhiều mặt trái đáng lo ngại như có tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; quảng cáo thông tin sai sự thật về sản phẩm; thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của giới trẻ, gây nhiều hệ lụy cho xã hội…
Đ/c Đoàn Xuân Phương - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục
Nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện xây dựng chính sách, pháp luật về thông tin và truyền thông trên Internet ông Nguyễn Xuân Phương đề nghị thông qua buổi làm việc, các thành viên Đoàn sẽ có những câu hỏi trao đổi để làm rõ những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là những tác động của thông tin, truyền thông trên Internet đối với môi trường học tập của sinh viên và đối với công tác giảng dạy của các thầy cô tại Trường Đại học luật Hà Nội. Đồng thời, ông Phương cũng đề nghị các thầy cô của Nhà trường, với kiến thức pháp lý chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy sẽ cùng trao đổi, thảo luận với các thành viên của Đoàn về nhữngđề xuất, kiến nghị để Đoàn giám sát tiếp thu và, tổng hợp báo cáo với Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhằm sớm có những giải pháp trong thời gian tới.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Lê Đình Nghị cho biết, trong thời gian vừa qua môi trường thông tin, truyền thông và các dịch vụ giải trí trên mạng Internet đã có tác động tương đối lớn đến sinh viên nói chung trong đó có sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, khi mọi hoạt động truyền thống đuược chuyển sang trạng thái, chuyển môi trường sang không gian mạng, nhiều mô hình hay, cách làm mới được triển khai, tuy nhiên nhiều hiện tượng chưa tốt cũng được la truyền trên không gian mạng, tác động tiêu cực đến sinh viên.
TS. Lê Đình Nghị - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại tọa đàm
Để đảm bảo việc quản lý thông tin trên mạng internet, thích ứng với việc chuyển đổi hình thức đào tạo cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của môi trường mạng,… Trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp như ban hành các văn bản nội bộ như: Quyết định 1411/QĐ-ĐHLHN về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyết định 4415/QĐ-ĐHLHN về Quy chế về quản lý, sử dụng Cổng thông tin diện tử và Thư điện tử của Trường Đại học Luật Hà Nội,…
Cùng với đó, Phó Hiệu trưởng Lê Đình Nghị nêu rõ, từ thực tiễn nghiên cứu pháp luật và áp dụng pháp luật liên quan đến lĩnh vực nói trên, Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất cần coi trọng và có sự đầu tư thích đáng cho công tác quản lý nông tin trên mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng; xây dựng mô hình quản lý riêng đối với lĩnh vực thông tin trên mạng xã hội theo hướng phán ứng nhanh, thống nhất, dựa trên những đặc trưng, nguyên lý hoạt động riêng có của mạng xã hội để có thể đáp ứng các yêu cầu quản lý trong tình hình mới; thực hiện đồng bộ các giải pháp giữa xây và chống; sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng…
Tại buổi làm việc, hai bên đã tích cực trao đổi để cùng nhau làm rõ những khó khăn, vướng mắc và tìm ra các giải pháp để giải pháp trong thời gian tới.
Ảnh tập thể
Báo pháp luật Việt Nam