Sáng 1/8, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa học ''Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)''.
Các đại biểu cùng nhau chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo khoa học ''Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)''
Tham dự hội thảo, về phía đại biểu Trung ương có:đồng chí Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đồng chí Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến - Phó Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp; các đại biểu đến từ Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, cao đẳng; thành viên Ban Soạn thảo Dự thảo Luật Thủ đô.
Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: đồng chí Lê Hồng Sơn - Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố; đồng chí Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy đại biểu Quốc hội khóa XVI, Bí thư Quận ủy quận Thanh Xuân; đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố; các đại biểu đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban Đảng của Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân; các sở, ngành, quận, huyện, thị ủy của Thành phố.
Về phía Ban tổ chức Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; đồng chí Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; đồng chí Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội; đồng chí Đoàn Trung Kiên - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Hội thảo có sự tham dự của 350 đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương; thành viên Ban Soạn thảo Dự thảo Luật Thủ đô.
Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức, nhà khoa học chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực đến từ hơn 80 trường đại học, cao đẳng, học viện và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phát biểu dẫn đề Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn cho biết: Luật Thủ đô hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012. Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay tình hình kinh tế chính trị thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi nhanh chóng với rất nhiều vấn đề mới đặt ra đã vượt qua các quy định hiện hành, đặc biệt đón nhận tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 với yêu cầu thủ đô Hà Nội phải là thành phố kết nối toàn cầu có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hoá, xã hội toàn diện, đặc sắc, hài hoà, tiêu biểu cho cả nước có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu nay việc hoàn thiện thể chế mà trọng tâm then chốt hoàn thiện luật thủ đô là vấn đề cấp bách. Đây cũng chính là cơ hội để thủ đô của chúng ta bức phá phát triển và đây cũng là lí do ngày hôm nay chúng ta tổ chức Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi). Hội thảo đã thu hút hàng trăm chuyên gia, các nhà khoa học, các nhóm chuyên gia với trên 40 tham luận khoa học với hơn 80 trường đh, học viện, cao đẳng đã tập trung thảo luận 9 nhóm chính sách đã được hội nghị ban chấp hành đảng bộ thành phố lần thứ 12 thảo luận thông qua.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội phát biểu dẫn đề Hội thảo
Tại Hội thảo ngày hôm nay, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học phát huy trí tuệ, sức sáng tạo trên tinh thần xây dựng thẳng thẳn, tập trung thảo luận làm sáng rõ một số vấn đề sau: Về vị trí vai trò, tầm vóc của thủ đô trong xây dựng và phát triển đất nước cần bổ sung vấn đề gì; Với đặc tính đặc thù vượt trội, vượt trước trong luật thủ đô để thủ đô phát triển, sứ mạng tầm nhìn chiến lược trong chính sách luật thủ đô đã đầy đủ, toàn diện chưa; Cần bổ sung nội dung gì; Cần bổ sung những điểm nào vào luật thủ đô để huy động được mọi nguồn lực và cả nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy tiềm năng tiềm lực của khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo trong quy hoạch và quản lý đô thị, đầu tư hạ tầng kĩ thuật giao thông phát triển nông nghiệp nông thôn hệ thống y tế hiện đại đảm bảo an ninh xã hội bao trùm bền vững, bảo tồn và phát triển văn hoá, phát huy quyền con người. Đây là những luận cứ khoa học xác đáng để đưa thực tiễn của cuộc sống vào luật. Hội thảo hôm nay không chỉ dừng lại ở đây, các tham luận khoa học, các ý kiến phát biểu tại hội thảo là căn cứ khoa học để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu để từng bước hoàn thiện luật thủ đô, thực hiện thành công mục tiêu của Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị và đưa Hà Nội phát triển văn hiến, văn minh, hiện đại, có chất lượng cuộc sống cao ngang tầm với thủ đô các nước trong khu vực và thế giới.
Phát biểu chào mừng, TS Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu gửi lời chào mừng nồng nhiệt đến các đồng chí đại diện cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia, nhà khoa học tham dự Hội thảo. Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế, trong gần 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật hàng đầu ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả về quy mô, chất lượng đào tạo luật ở bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, Nhà trường còn rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm, Nhà trường chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 50 đến 60 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, qua đó góp phần hoàn thiện chính sách và pháp luật trong nhiều lĩnh vực, như phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp và Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)… hay mỗi năm tổ chức nghiên cứu, bảo vệ thành công từ 30 đến 40 đề tài khoa học các cấp. Chính vì vậy, Hội thảo ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, đây là dịp để các thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thủ đô cũng như các nhà quản lý phân tích, làm rõ hơn thực tiễn và luận cứ khoa học về các chính sách được cụ thể hóa trong dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thành phố Hà Nội, đặc biệt là Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục xem xét, chỉnh lý, hoàn thiện dự rharo Luật với những cơ chế vượt trội, đột phá để Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là Thành phố ‘Văn hiến - Văn minh - Hiện đại’, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực như Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã đề ra.
TS Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu chào mừng Hội thảo
Nhân dịp này, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Ban, Bộ, ngành , cơ quan Trung ương, Thành ủy HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường Đại học, cao đẳng Hà Nội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã quan tâm, giúp đỡ Nhà trường trong suốt thời gian qua và đặc biệt là trong công tác chuẩn bị, tham gia viết bài Hội thảo. TS Đoàn Trung Kiên mong rằng Nhà trường sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa đề Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp tục bứt phá đi lên mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật như nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao tại Quyết định số 1156, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đát nước ta trong bối cảnh mới hiện nay.
Hội thảo tập trung tham luận, góp ý cụ thể vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 vấn đề: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Quản lý sử dụng đất đai; Đào tạo giáo dục Thủ đô và Phát triển văn hóa; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển vùng Thủ đô.
Phát biểu kết luận, đồng chí Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nhấn mạnh đây là hoạt động trong khuôn khổ tổ chức triển khai thực kiện Kế hoạch 180 của Thành phố về góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô cũng như Kế hoạch 52 của Thành phố về truyền thông chính sách pháp luật trong đó có “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến nêu tại Hội thảo cơ bản đồng thuận với Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, đặc biệt là các dự thảo cập nhật từ ngày 9/6 được Ban soạn thảo Bộ Tư pháp đăng tải. Các ý kiến tiếp tục khẳng định những vấn đề mang tính chất quan điểm, nguyên tắc trong xây dựng Dự án Luật Thủ đô sửa đổi đó là Thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội; Các cơ chế chính sách đưa vào luật đảm bảo cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng đồng thời tuân thủ Hiến pháp 2013; Nhấn mạnh đến việc phân quyền mạnh mẽ hơn cho Thành phố Hà Nội tạo sự chủ động sáng tạo đồng thời cần có quy định về trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra giám sát trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Dự thảo Luật cần kế thừa và phát triển các quy định trong Luật thủ đô hiện hành cũng như chính sách đã được tổ chức triển khai, thực hiện thí điểm trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, Luật Thủ đô cần khắc phục những nội dung còn hạn chế, bất cập qua tổng kết đánh giá tổ chức thi hành Luật Thủ đô hiện hành.
Đồng chí Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phát biểu kết luận Hội thảo
Các ý kiến phát biểu liên quan đến vấn đề xây dựng phát triển quản lý đô thị, quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang các chung cư cũ, phát triển đô thi theo hướng TOD, hành lang xanh, hạ tầng số và phát triển văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, nâng cao năng lực tài chính ngân sách, huy động nguồn lực, vấn đề về nông nghiệp, nông thôn,bảo vệ môi trường theo hướng xanh và bảo đảm chất lượng cuộc sống, vấn đề về tổ chức chính quyền thủ đô, mô hình Thành phố thuộc Thủ đô, thiết chế về thu hút nguồn nhân lực chất lượng ca… Các ý kiến trên sẽ được Ban Tổ chức lĩnh hội, tiếp thu đầy đủ để từ đó tổng hợp vào báo cáo của Thành phố Hà Nội, góp ý vào hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô gửi Ban soạn thảo do Bộ Tư pháp chủ trì trong thời hạn quy định
Thay mặt Ban Tổ chức, Đồng chí Ngô Anh Tuấn gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã đến dự Hội thảo ngày hôm nay. Cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội đã bố trí điều kiện trụ sở, cơ sở vật chất để Hội thảo được diễn ra thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, gửi lời cảm ơn tới các đồng chí phóng viên, cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương và Thành phố đã đến tham dự và đưa tin về sự kiện.
Một số hình ảnh tại Hội thảo