Toạ đàm “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về tiếp cận và chia sẻ lợi ích nguồn lợi gen biển (MRGs) và đề xuất nội dung đàm phán cho Việt Nam về BBNJ”

Đăng vào 13/12/2020

      Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất chủ trương, phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia” (BBNJ) do Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ kinh phí, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với Viện Tài nguyên và môi trường biển - Viện hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam tổ chức Toạ đàm “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về tiếp cận và chia sẻ lợi ích nguồn lợi gen biển (MRGs) và đề xuất nội dung đàm phán cho Việt Nam về BBNJ” tại Hải Phòng vào ngày 12 tháng 12 năm 2020.

      Toạ đàm đã có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như TS. Chu Mạnh Hùng – Quyền Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS. Hoàng Ly Anh – Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi - Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Thành viên Ban chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu (GOF); PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao – Phó Chủ tịch Uỷ ban Luật quốc tế thuộc Liên hợp quốc; PGS.TS. Đoàn Năng – Nguyên Vụ Trưởng Vụ pháp chế, Bộ Khoa học và công nghệ; TS. Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ; GS. Đỗ Công Thung – Nguyên Viện trưởng Viện tài nguyên và môi trường biển; PGS.TS. TrầnĐìnhLân - Viện trưởng Viện tài nguyên và môi trường biển, TS. Nguyễn Khắc Bát – Viện Trưởng Viện nghiên cứu Hải sản…cùng nhiều nhà khoa học khác đến từ Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Đà Nẵng, Viện Tài nguyên và môi trường biển.

Toàn cảnh Tọa đàm

     Toạ đàm đã nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp thực chất của các nhà khoa học xoay quanh vấn đề tiếp cận và chia sẻ lợi ích nguồn gen biển, từ đó, có những đề xuất cho Việt Nam trong tiến trình đàm phán hiệu quả văn kiện pháp lý quốc tế về BBNJ trong khuôn khổ UNCLOS.

GS. Đỗ Công Thung – Nguyên Viện trưởng Viện tài nguyên và môi trường biển

PGS. TS. Đỗ Đức Tiến, viện tài nguyên và môi trường biển

TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN

Ths. Ncs. Trần Thị Ngọc Sương,Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng

        Nội dung của Toạ đàm đóng góp thiết thực cho quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất chủ trương, phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia”, qua đó, đóng góp vào nỗ lực chung của các công trình nghiên cứu quốc tế và Việt Nam cũng như các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp của Việt Nam trong việc tìm hiểu vấn đề đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán quốc gia và những luận điểm mà Việt Nam có thể áp dụng trong tiến trình đàm phán với các quốc gia nhằm bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong lĩnh vực này. 

Một số hình ảnh tại Tọa đàm:

PGS.TS. Đoàn Năng – Nguyên Vụ Trưởng Vụ pháp chế, Bộ KH&CN

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao – Phó Chủ tịch Uỷ ban Luật quốc tế thuộc Liên hợp quốc

TS.Chu Mạnh Hùng – Q.Chủ tịch HĐT – Trường ĐH Luật HN

TS. Hoàng Ly Anh – Q.Trưởng phòng QLKH&TSTC, Trường ĐH Luật HN

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ KH&CN

Ths. Vũ Thị Mai Liên, trợ lý vụ trưởng - Vụ biên giới phía Tây, Ủy ban biên giới quốc gia

Ths. Đỗ Duy Nam, Vụ luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao