TS Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội bảo vệ thành công Đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội”

Đăng vào 30/12/2022

Chiều 30/12, TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng trường, chủ nhiệm Đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội” đã bảo vệ thành công tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường bảo vệ thành công Đề tài cấp Thành phố tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Tham dự buổi bảo vệ Đề tài cấp Thành phố có TS Lê Văn Hoạt - Chủ tịch Hội đồng; TS Nguyễn Quốc Hà - Phó Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Uỷ viên phản biên; TS Dương Thị Thanh Mai - Uỷ viên phản biện; TS Phạm Tuấn Khải - Uỷ viên Hội đồng; Đ/c Nguyễn Anh Minh - Chánh Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội; Đ/c Đỗ Thị Thanh Hương - Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

Về phía Trường Đại học Luật có TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường, Chủ nhiệm đề tài; TS Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước; TS Hoàng Ly Anh - Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lí khoa học và trị sự Tạp chí cùng các thành viên trong nhóm Đề tài.

Trong thời gian 01 năm, Ban chủ nhiệm đã triển khai tất cả các nhiệm vụ theo Thuyết minh của Đề tài như:

- Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm tài liệu

- Tiến hành khảo sát, điều tra với đối tượng là công chức, người dân và doanh nghiệp

- Tổ chức 04 hội thảo khoa học đã thu hút được sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn với chất lượng rất tốt.

- Hoàn thành 02 bài báo khoa học: (1), “Cơ sở khoa học, chính trị và pháp lý về xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam”, Trương Hồ Hải – Âu Thị Minh Tâm, Tạp chí Luật học, số 8/2022; (2), “Chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh – Kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội và yêu cầu sửa đổi Luật Thủ đô”, Chu Mạnh Hùng – Lương Thị Thu Hương, Tạp chí Luật học, số 10/2022.

- Hoàn thành các sản phẩm của Đề tài theo đúng thuyết minh

TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường báo cáo các nội dung chính của Đề tài

Đề tài được thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Làm rõ cơ sở khoa học về mô hình CQĐT bao gồm: Khái niệm, đặc trưng, vai trò, tổ chức, hoạt động của CQĐT; các yếu tố ảnh hưởng, cơ chế vận hành của mô hình CQĐT; điều kiện đảm bảo xây dựng và vận hành mô hình CQĐT; chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức CQĐT và lịch sử hình thành, phát triển của CQĐT ở Việt Nam; (2) Nghiên cứu thực tiễn mô hình CQĐT một số nước ở châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á và một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; từ những kết quả nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội; (3) Đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của mô hình CQĐT thành phố Hà Nội bao gồm: Đánh giá được thực trạng quy định pháp luật về CQĐT nói chung và mô hình CQĐT thành phố Hà Nội; đánh giá sự đáp ứng của Luật Thủ đô với thực tiễn xây dựng mô hình CQĐT ở thành phố Hà Nội; đánh giá đúng thực tiễn tổ chức, hoạt động của mô hình CQĐT các cấp của thành phố Hà Nội; đánh giá được thực trạng mối quan hệ giữa CQĐT thành phố Hà Nội với các thiết chế khác; (4) Đề xuất được các quan điểm, nguyên tắc, nội dung chính sách và giải pháp xây dựng CQĐT thành phố Hà Nội: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra được các nguyên nhân của thành công và hạn chế về mô hình CQĐT thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất được các quan điểm, nguyên tắc, mô hình và nội dung chính sách xây dựng mô hình CQĐT Hà Nội; đề xuất được các giải pháp về thể chế, phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy, nhân sự, các nguồn lực đảm bảo khác để xây dựng CQĐT mang tính hiện đại và hoạt động hiệu quả.

 

TS Dương Thị Thanh Mai - Uỷ viên phản biện đọc nhận xét, đánh giá Đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài còn đặc biệt nhằm trực tiếp đề xuất kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sửa đổi Luật Thủ đô. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho sự vận hành của CQĐT tại Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong tình hình mới.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Uỷ viên phản biên đọc nhận xét, đánh giá Đề tài

Kết quả nghiên cứu chính của Đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội” do TS. Chu Mạnh Hùng là chủ nhiệm trong đó:

Về sản phẩm, Đề tài có các sản phẩm nghiên cứu gồm Báo cáo khoa học của Đề tài bao gồm: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu; Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu; Báo cáo khảo sát và 14 báo cáo nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài có các sản phẩm xuất bản gồm 02 bài báo, công bố trên tạp chí khoa học có uy tín thuộc danh mục tính điểm của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, cụ thể:

Bài báo: Cơ sở khoa học, chính trị và pháp lý về xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam, Trương Hồ Hải – Âu Thị Minh Tâm, Tạp chí Luật học, số 8/2022.

Bài báo: Chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh – Kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội và yêu cầu sửa đổi Luật Thủ đô, Chu Mạnh Hùng – Lương Thị Thu Hương, Tạp chí Luật học, số 10/2022.

TS Phạm Tuấn Khải - Uỷ viên Hội đồng đọc nhận xét, đánh giá Đề tài

Về nội dung, Đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội” có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể:

Thứ nhất, nội dung lý luận có những đóng góp sau:

Làm rõ cơ sở khoa học về mô hình CQĐT bao gồm: Khái niệm, đặc trưng, vai trò, tổ chức, hoạt động của CQĐT; các yếu tố ảnh hưởng, cơ chế vận hành của mô hình CQĐT; điều kiện đảm bảo xây dựng và vận hành mô hình CQĐT; chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức CQĐT và lịch sử hình thành, phát triển của CQĐT ở Việt Nam.

Nghiên cứu thực tiễn mô hình CQĐT một số nước ở châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á và một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; từ những kết quả nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm.

Đ/c Đỗ Thị Thanh Hương - Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đọc nhận xét, đánh giá Đề tài

Thứ hai, về phần đánh giá thực trạng, đề tài đã có những kết quả sau: Đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của mô hình CQĐT thành phố Hà Nội bao gồm: Đánh giá được thực trạng quy định pháp luật về CQĐT nói chung và mô hình CQĐT thành phố Hà Nội; đánh giá sự đáp ứng của Luật Thủ đô với thực tiễn xây dựng mô hình CQĐT ở thành phố Hà Nội; đánh giá đúng thực tiễn tổ chức, hoạt động của mô hình CQĐT các cấp của thành phố Hà Nội; đánh giá được thực trạng mối quan hệ giữa CQĐT thành phố Hà Nội với các thiết chế khác.

Đ/c Nguyễn Anh Minh - Chánh Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội đọc nhận xét, đánh giá Đề tài

Thứ ba, đề tài đã đề xuất được các quan điểm, nguyên tắc, nội dung chính sách và giải pháp xây dựng CQĐT thành phố Hà Nội: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra được các nguyên nhân của thành công và hạn chế về mô hình CQĐT thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất được các quan điểm, nguyên tắc, mô hình và nội dung chính sách xây dựng mô hình CQĐT Hà Nội; đề xuất được các giải pháp về thể chế, phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy, nhân sự, các nguồn lực đảm bảo khác để xây dựng CQĐT mang tính hiện đại và hoạt động hiệu quả.

TS Lê Văn Hoạt - Chủ tịch Hội đồng đọc nhận xét, đánh giá tổng quát Đề tài 

Đánh giá về kết quả của đề tài, các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại biểu dự buổi nghiệm thu đều đánh giá xuất sắc kết quả nghiên cứu của Đề tài, được nhóm nghiên cứu thực hiện chỉn chu, bám sát với mục tiêu và yêu cầu đề ra. Các ý kiến của thành viên Hội đồng nghiệm thu và đại biểu đã bổ sung, góp ý vào một số nội dung trong đề tài còn thiếu sót, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc