Trường Đại học Luật Hà Nội làm việc với Học viện chính sách và phát triển

Đăng vào 28/05/2024

Sáng 28/5, Đoàn công tác của Học viện Chính sách và Phát triển đã đến thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm thành lập Phân hiệu với Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đại diện lãnh đạo hai trường cùng nhau chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc.

Tham gia buổi làm việc, về phía Trường Đại học Luật Hà Nội có TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; ThS Trần Ngọc Định - Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ; TS. Nguyễn Triều Dương - Trưởng phòng Phòng Đào tạo đại học; ThS Phạm Thị Vân Anh - Phó trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp; ông Đỗ Quốc Tuấn - Trưởng phòng Phòng Quản trị; bà Trần Thị Minh Phượng - Phó trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán.

Về phía Đoàn công tác của Học viện có: TS. Giang Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng học viện làm trưởng đoàn; PGS, TS. Trần Trọng Nguyên, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; bà Nguyễn Thị Hạnh Vân, Phó Giám đốc Học viện; bà Tạ Thị Thanh Thủy, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo, cán bộ Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Kế hoạch – Tài chính và cán bộ Văn phòng bộ, cán bộ Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường đã bày tỏ niềm vinh dự khi được tiếp đón các cán bộ, lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển đến thăm và làm việc với Trường. TS. Chu Mạnh Hùng đã giới thiệu về 45 năm thành lập và phát triển của Trường. Trường Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định vị thế là một trong những trường đại học công lập trọng điểm quốc gia đào tạo cán bộ về pháp luật, và có chỗ đứng uy tín trong khu vực, thế giới. Năm 2019, kỷ niệm 40 năm thành lập, HLU đã chính thức thành lập Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột. Sau 05 năm thành lập, đến nay Phân hiệu của HLU đã ổn định và tham gia đào tạo cán bộ pháp luật, trong đó chú trọng đào tạo chính quy, bài bản, đào tạo sau đại học, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo, tạo điều kiện để đồng bào Tây Nguyên được học chính quy ngay tại địa bàn, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên”. TS. Chu Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng ổn định tư tưởng cán bộ, vai trò của Bộ Tư pháp, nhiệm vụ của một trường đại học công lập trong việc thành lập phân hiệu của trường, vấn đề tổ chức bộ máy, tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng được thực hiện ngay bắt đầu tuyển sinh và đào tạo tại phân hiệu.

TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội tại buổi làm việc.

TS. Giang Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch  Hội đồng học viện đã bày tỏ niềm vui mừng khi Ban lãnh đạo HLU đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tổ chức buổi gặp mặt chia sẻ kinh nghiệm thành lập phân hiệu của trường: “Học viện Chính sách và Phát triển là trường đại học công lập được thành lập năm 2008, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, quản trị, luật và chính sách phát triển, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kế hoạch và đầu tư và của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ chính trị được Ban Cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao về việc thành lập Phân viện của Học viện Chính sách và Phát triển tại thành phố Đà Nẵng trên cơ sở của Trường Cao đẳng KTKH Đà Nẵng, do vậy rất mong muốn Ban lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện xây dựng đề án và thành lập Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk”.

TS. Giamg Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐHV tại buổi làm việc.

PGS, TS. Trần Trọng Nguyên - Giám đốc Học viện đã giới thiệu về Học viện và Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng, những khó khăn của APD trong quá trình xây dựng đề án thành lập Phân viện và mong muốn Ban lãnh đạo HLU chia sẻ sâu về kinh nghiệm khi thành lập phân hiệu như: Các thủ tục, quy định pháp lý, các vấn đề về ổn định tư tưởng của cán bộ, viên chức của hai trường; sắp xếp cơ cấu bộ máy sau sáp nhập, cơ chế tài chính; quản lý đào tạo và tuyển sinh; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, giải quyết những tồn tại của trường cũ sau sáp nhập…

PGS, TS. Trần Trọng Nguyên, Giám đốc APD tại buổi làm việc.

Cũng tại tại buổi làm việc, ThS. Trần Ngọc Định - Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng đề án, triển khai đề án thành lập phân hiệu, các vấn đề ổn định tư tưởng cán bộ, sắp xếp cán bộ, đào tạo đội ngũ đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy đại học… ThS. Nguyễn Hùng Vừa - Phó Giám đốc Phụ trách Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình vận hành phân viện, những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai đào tạo tại địa phương và mối quan hệ với trụ sở chính. TS. Nguyễn Triều Dương - Trưởng phòng Phòng Đào tạo đại học chia sẻ những kinh nghiệm vấn đề tuyển sinh trong đó có việc xác định chỉ tiêu, cách thức tuyển… và tổ chức đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng khi tổ chức đào tạo tại phân viện trong 05 năm vừa qua.  Bà Trần Thị Minh Phượng - Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính – Kế toán sẻ những kinh nghiệm vấn đề về tài chính, phân cấp tài chính, các chế độ của cán bộ, giảng viên giữa trụ sở chính và phân hiệu.

Chương trình thăm và làm việc của hai trường đã diễn ra trong không khí thân tình với những chia sẻ thẳng thắn, cởi mở từ các thầy cô lãnh đạo hai trường. Trong thời gian tới, Học viện Chính sách và Phát triển và Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có những phối hợp, trao đổi để hướng đến mối quan hệ hợp tác toàn diện về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.

TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Giamg Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐHV tại buổi làm việc tại buổi làm việc.